Tìm việc làm VNWork

Tìm việc làm VNWork
Tìm việc làm VNWork

Cách phân tích điểm mạnh yếu để vượt qua phỏng vấn tìm việc làm

Lựa chọn ngành nghề cho bản thân là câu hỏi khó mà ai trong tất cả chúng ta cũng đều trải qua trong cuộc đời. Việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân phụ thuộc rất nhiều yếu tố như sở thích, năng lực, phẩm chất, khả năng tài chính, điểm mạnh – yếu của người chọn nghề,…. Trong bài viết này, Tìm Việc Làm VNWork xin chia sẻ với bạn bí quyết phân tích bản thân để tìm ra những lợi thế xin việc cho một ngành nghề phù hợp.

> Cách tính lương Gross và lương Net để không bị thiệt khi đàm phán lương
> Mới ra trường, yêu cầu lương 8-10 triệu có quá đáng không?
> 11 Hành Động Giúp Bạn Bớt Căng Thẳng Khi Đi Phỏng Vấn



1. Xem lại bản thân đã làm được những gì trong quá khứ

Để xác định lợi thế xin việc ở bản thân, bước đầu tiên bạn cần làm là cầm một cuốn sổ lên, chia ra thành 3 hoặc 4 giai đoạn. Có thể là trung học cơ sở, trung học phổ thông, và đại học cho đến thời điểm hiện tại. Kế đến, hãy bắt đầu liệt kê ra một loạt những nỗ lực trong quá khứ của bạn thông qua những việc cụ thể. Từ việc nhỏ đến việc lớn, bất cứ những nỗ lực nào của bạn cũng nên được ghi nhận một cách chân thật. Ví dụ như “trồng và chăm sóc được năm cây xanh quanh nhà”, “đạt được thành tích văn hay chữ tốt cấp thành phố”,… Bạn không cần để tâm đến những thứ bạn liệt kê ra có khả năng ứng dụng vào công việc hay không. Đừng cố ép bản thân tìm ra một ưu điểm trùng khớp với khuôn mẫu do nhà tuyển dụng đặt ra. Bởi vì chính điều đó sẽ khiến bạn đánh giá sai năng lực và mất rất nhiều thời gian cho quá trình này. Dù là thành công hay thất bại, miễn những nỗ lực của bản thân được thể hiện, hãy tự tin liệt kê những việc thể hiện đúng phẩm chất và năng lực của bản thân mình.

2. Đào sâu vào những trải nghiệm để tìm ra lợi thế xin việc

Với một danh sách những trải nghiệm cố gắng của bản thân được liệt kê rõ ràng, việc kế tiếp sẽ là phân tích những trải nghiệm này. Bằng những câu hỏi sau sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về trải nghiệm của bản thân:

- Động cơ khởi đầu: Tại sao bạn lại quyết định thực hiện việc đó?

- Động lực theo đuổi: Tại sao bạn có thể nỗ lực và tiếp tục thực hiện việc đó?

- Vấn đề: Vấn đề bạn phải đối mặt khi thực hiện việc đó là gì?

- Hành động: Bạn xử lý vấn đề đó như thế nào? Tại sao bạn lại chọn cách xử lý đó?

- Kết quả: Kết quả thu được sau khi bạn tiến hành xử lý vấn đề là gì?

- Trưởng thành/Học hỏi: Trải nghiệm đó đã có ảnh hưởng như thế nào đến con người bạn? Bạn học được những gì thông qua trải nghiệm đó?

3. Xác định những điểm mạnh

Sau khi đào sâu vào những trải nghiệm quá khứ, những điểm tương đồng trong lối hành xử của bạn dần được nhận ra. Năng lực, phẩm chất hay xu hướng giải quyết vấn đề của bạn không chỉ xuất hiện một lần, mà là nhiều lần ở nhiều bối cảnh khác nhau. Hãy tự nhận xét xem đó là biểu hiện của loại tính cách tích cực nào như tập trung, quyết đoán, sáng tạo, tỉ mỉ, lạc quan, nhẫn nại, có óc phân tích, suy nghĩ cẩn trọng, có khả năng lãnh đạo, giao tiếp tốt, quan tâm mọi người, biết lắng nghe,…

4. Cân nhắc xem đó có phải là ưu điểm thật sự?

Đối với mọi điểm mạnh bản thân tự đưa ra, sự xuất hiện thường xuyên hay khả năng tái hiện lại của đặc điểm này trong cuộc sống thường ngày là điều vô cùng quan trọng. Trong một hoàn cảnh, sự sáng tạo của bản thân được bộc lộ thông qua những ý kiến tuyệt vời. Trong một hoàn cảnh khác, đặc điểm sáng tạo cũng cần được thể hiện một cách tự nhiên. Khi đó, điểm mạnh của bản thân bạn mới thực sự là tính sáng tạo.

5. Đúc kết lợi thế xin việc

Cuối cùng, hãy tổng hợp lại những gì đã thực hiện qua bốn bước trên. Sau đó, bạn nên tìm ra những từ ngữ hoặc cụm từ phù hợp để định nghĩa điểm mạnh của bản thân mình. Có thể là trong bối cảnh của một buổi phỏng vấn, hoặc khi trình bày một CV. Tự tin nói về bản thân mình bằng một cách nói cụ thể. Ví dụ như “Điểm mạnh của bản thân tôi là giao tiếp hiệu quả với mọi người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, tôi luôn mang lại ấn tượng tốt cho đối tượng giao tiếp của mình.” Khi ứng tuyển vào một vị trí bán hàng, đó sẽ là một điểm cộng tuyệt vời cho bạn.

Tìm việc làm VNWork

Không có nhận xét nào