Tìm việc làm VNWork

Tìm việc làm VNWork
Tìm việc làm VNWork

Tại sao nhà tuyển dụng nên tuyển dụng các ứng viên từng trải qua nhiều thất bại ?

Giám đốc điều hành của một hãng công nghệ nổi tiếng có trụ sở tại California cho rằng:” Trong quá trình khởi nghiệp, thử nghiệm, sai sót đôi khi là chiến lược duy nhất để phát triển. Nhân viên cũng vậy họ phải có khả năng áp dụng phương pháp luận đó ngay từ đầu. Nếu không, họ sẽ thất bại”.

> Hệ số lương là gì?
> Bí quyết quản lý nhân sự giữ người tài của "vua hàng hiệu" Hạnh Nguyễn
> 4 bước quản lý nhân viên không “hợp cạ”



Trong công việc không tránh khỏi những luc gặp khó khăn áp lực do vậy người tuyển dụng cần chú ý đến việc đánh giá các suy nghĩ của ứng viên về những thất bại mà họ đã gặp phải ngay trong buổi phỏng vấn tìm việc làm. Những nhân viên giỏi tiềm năng thường là người đã từng vượt qua được các trở ngại mà bản thân gặp phải trong quá khứ.  Tìm hiểu kỹ xem các ứng viên đã xử lý như thế nào khi gặp thất bại để có thể vượt qua nó và ứng viên học được bài học kinh nghiệm nào từ những thất bại đó hay không.

Tìm ra những ứng viên khác biệt so với phần còn lại

Khi bản thân gặp khó khăn thất bại một số người cố gắng tránh né lãng quên nó để bản thân cảm thấy thoái mái sau những thất bại nhưng có một số khác lại nắm bắt cơ hội học hỏi từ thất bại, và điều này tạo nên sự khác biệt giữa những người này và phần còn lại, và họ là những tài năng khởi nghiệp tuyệt vời.

Theo Linda Adams một lãnh đạo của tập đoàn lớn tại Mỹ cho biết, họ đã học được cách để giúp khám phá ra đặc điểm này khi phỏng vấn của ứng viên tìm việc làm có tên Steve.

Steve là người có độ tuổi cao hơn những ứng viên khác khi nộp đơn ứng tuyển vào vị trí công việc không đòi hỏi kinh nghiệm. Steve là người giỏi bóng đá. Ông đã chơi bóng trong suốt quảng thời gian khi học đại học, ngoài ra ông còn tham gia giải bóng bầu dục quốc gia khoảng 3 năm. Người tuyển dụng cho biết cô rất ấn tượng với Steve bởi vì theo cô cho biết ông nằm trong số 1% người chơi bóng ở trung học được tham gia giải bầu dục của quốc gia.

Điểm khác biệt của Steve là không hề sợ hãi khi theo đuổi ước mơ của mình, dù biết bản thân không thể giành giải thưởng cao quý nhưng Steve vẫn đóng góp vào thành công của cả đội dù nó chẳng mang lại danh tiếng gì cho ông. Sự cống hiến của Steve khiến ông trở nên khác biệt và nhà tuyển dụng cho rằng dù ông không có kinh nghiệm làm việc thì ông sẽ rất kiên trì nếu gặp thất bại.

Do vậy, để có thể tìm được ứng viên phù hợp và gắn bó với công ty, nhà tuyển dụng hãy nên dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn về những câu chuyện lề của ứng viên tìm việc làm. Trước mỗi cuộc hẹn phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên dành thời gian đọc về thông tin nổi bật cũng như quá khứ của ứng viên đó. Trong công việc kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhưng điều quan trọng không kém là nhận biết được động cơ gì khiến ứng viên nộp đơn ứng tuyển vào công ty của bạn.

Tìm hiểu những rủi ro mà ứng viên từng gặp

Một trong những khác nhau giữa mô hình của một công ty khởi nghiệp so với các công ty lớn là cách tiếp nhận rủi ro. Đối với những công ty đã phát triển lâu năm thành công, mô hình kinh doanh tương đối hoàn chỉnh và có sẵn các quy trình để làm việc nên khong cần phải thử nghiệm những thứ mới. Do vậy đối với những công ty khởi nghiệp phải không ngừng thử nghiệm những cái mới, cải tiến và thực hiện các cách làm mới và sẵn sàng đối diện với rủi ro khi gặp phải.

Theo chia sẽ của chuyên gia tuyển dụng tại một công ty lớn cho biết khi phỏng vấn ứng viên điều đầu tiên là đánh giá vai trò của ứng viên trong quá khú và xác định được họ có thực sự nỗi lực và sáng tạo hay không. Nếu ứng viên tìm viêc làm không có sự cầu thị thì nhà tuyển dụng sẽ quyết định không tuyển ngay lập tức.

Hãy tuyển dụng những ứng viên có đạo đức nghề nghiệp

Trong môi trường làm việc, các cá nhân luôn sẵn sàng làm nhiều việc và vai trò khác nhau cũng như học hỏi những kỹ năng mới. Nhưng không phải ai cũng sẵn lòng làm thêm ngoài giờ.

David Royce, nhà sáng lập và chủ tịch công ty kiểm soát dịch hại Aptive Environmental ở Los Angeles đã từng thuê một giáo viên dạy toán làm người bán hàng. Người đàn ông này không thể thuyết phục khách hàng như các nhân viên khác. Tuy nhiên, ông có quyết tâm trong công việc. David Royce kể lại: “Phải thừa nhận rằng, ông ấy đã thể hiện năng lực của mình rất thảm hại trong 3 tuần đầu tiên. Tuy nhiên người đàn ông này đã dành thêm vài giờ sau khi tan làm mỗi ngày để tìm hiểu về tài liệu đào tạo của công ty. Ông tập trung vào việc học hỏi và đã đạt được mục tiêu của mình. Vào cuối năm đầu tiên, ông lọt top 5 % đại diện bán hàng xuất sắc của công ty”.

Do vậy, không chỉ nên tập trug vào những điều ứng viên ghi trong CV xin việc mà hãy tìm hiểu xem họ đang muốn tìm kiếm và học hỏi điều gì khi ứng tuyển vào vị trí việc làm hiện tại. Biết được các nhược điểm của ứng viên và họ có sẵn sàng để khắc phục những hạn chế của bản thân hay không.


Không có nhận xét nào